Trong sự phát triển của một con người từ khi còn bé đến khi trưởng thành thì giáo dục luôn chiếm một vai trò trong xuyên suốt quá trình phát triển. Trong xã hội hiện đại ngày nay, các bậc phụ huynh luôn đề cao môi trường học tập và phát triển hiệu quả nhất cho những đứa trẻ. Vì vậy, việc lựa chọn nơi để gửi gắm con em mình vào học từ mầm non cho đến đại học hay những trung tâm năng khiếu, ngoại ngữ, du học,… là vô cùng quan trọng.
Thực trạng giáo dục Việt Nam
1. Gian lận thi cử, sửa điểm thi THPT Quốc gia tại Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình
Tại buổi công bố kết quả công tác kiểm tra việc gian lận thi cử THPT ở Hà Giang, đoàn công tác của Bộ GĐ&ĐT nêu rõ, có 330 bài thi được nâng điểm so với mức bình thường. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí là 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Các tỉnh Sơn La, Hòa Bình cũng bị phát hiện có nhiều sai phạm liên quan đến sửa điểm của nhiều quan chức trong ngành từ cấp sở, phòng hoặc hiệu trưởng, hiệu phó các trường phổ thông…
Điều này thể hiện sự quản lý không sát sao của ngành giáo dục và dẫn đến sự mất công bằng trong kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh. Những thí sinh được nâng điểm sẽ ra sao nếu như thực lực kém mà vẫn học tập trong môi trường đòi hỏi năng lực như y tế, công an, quân đội,… và sau này sẽ trở thành những bác sĩ, cô giáo,… thiếu năng lực và ảnh hưởng đến xã hội.
Xem thêm: Chia sẻ của bạn Anh Ngọc ”Con đường đến với Cao đẳng SHRM – Singapore”
2. Cô giáo chỉ đạo lớp tát học sinh 231 cái
Ngày 26/11, Đại tá Đoàn Thanh Tuyên, Trưởng Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), xác nhận cơ quan này đã có quyết định khởi tố vụ án “Hành hạ người khác” theo điều 140 Bộ Luật hình sự để điều tra việc cô Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên Trường THCS Duy Ninh (xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh), chỉ đạo cả lớp tát một học sinh 231 cái.
Vào chiều ngày 19/11, em H.L.N. (11 tuổi, học sinh lớp 6.2 – Trường THCS xã Duy Ninh) có lỡ miệng nói tục ngoài sân trường, bị đội cờ đỏ ghi vào sổ.
Cô Thủy liền đưa ra hình phạt là ép toàn bộ học sinh trong lớp tát liên tiếp vào má N. Theo lời N., tổng cộng mà em học sinh này phải nhận là 231 cái tát từ 23 bạn (mỗi bạn 10 cái) và lĩnh 1 tát từ cô chủ nhiệm. Ngoài ra, qua tìm hiểu, có 10 học sinh khác cùng lớp bị cô Thủy trừng phạt theo cách này. Tổng cộng 11 học sinh trong lớp mà đã hứng trọn 901 cái tát rất mạnh (vì tát nhẹ sẽ bị cô Thủy bắt tát lại).
Lứa tuổi của các em học sinh lớp 6, mới chập chững bước vào ngôi trường cấp 2 và sự phát triển phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ bảo, dạy dỗ đến từ các thầy cô. Những hành vi bạo hành đối với học sinh ở lứa tuổi này rất dễ gây sang chấn tâm lý bởi các em còn rất trẻ, tâm hồn ngây thơ và dễ bị ảnh hưởng tinh thần về sau bởi những hành vi đáng lên án này.
Xem thêm: Chương trình tiếng Hàn của trường đại học Dongseo
3. Nam sinh trường Nguyễn Khuyến tự tử vì “không đáp ứng được kỳ vọng của gia đình”
Học sinh nam H.T.C. (16 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk), học sinh khối lớp 10 Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến, phường 13, quận Tân Bình nhảy lầu tử vong và có để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực trong học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn nam sinh này có điểm số tốt hơn để được học lớp đứng đầu khối 10.
Trước đó, vào khoảng 15h15 ngày 10/4, thầy cô giáo trường Nguyễn Khuyến phát hiện C. đứng trên mái tôn của tầng 4 (dãy phòng học của trường) nên gọi em C. xuống đất nhưng em không đồng ý. Dù được thuyết phục bởi nhiều thầy cô giáo, bạn thân của C. nhưng tâm trạng lúc đó của C. bất ổn, vừa khóc, vừa cười rồi chạy thẳng về phía mép tôn để lao xuống đất.
C. đã để 2 bức thư tuyệt mệnh, 1 bức gửi cho gia đình, 1 bức gửi cho lớp với nội dung liên quan đến áp lực học tập từ gia đình. Vì gia đình muốn em có điểm học tập cao hơn, đạt học sinh giỏi khiến em buồn bã, áp lực.
Những áp lực mà em gặp phải và không thể chấn an được tinh thần do em còn quá trẻ, không được động viên, an ủi đến từ phụ huynh và thầy cô. Việc phải đặt quá nhiều kỳ vọng, áp lực trong học tập mà tâm lý của em đã không còn được ổn định và dẫn đến những hậu quả đau lòng.
4. Chương trình trung học cơ sở và phổ thông thiếu chiều sâu
Nếu như ở những nước phát triển, đây là giai đoạn phát triển về thể chất, tâm hồn và tư duy cho học sinh thì ở nước ta, các em thường phải học rất nhiều môn khoa học và xã hội, ít trú trọng đến thể chất và sự hồn nhiên ở lứa tuổi này.
Những môn học lẽ ra cần giảng dạy một cách tư duy như Lịch sử, Địa lý, văn học,… thì thường ở chương trình học phổ thông các thầy cô chỉ dạy trên nền tảng thông tin sách giáo khoa và các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuộc lòng và thiếu sự hiểu biết nhất định về các môn học đó. Những môn học tự nhiên thì thường khá khó, đòi hỏi các em phải học tập trên lớp và tự học rất nhiều cộng với áp lực thành tích từ bố mẹ là những lý do mà rất nhiều em học sinh bị trầm cảm khi sợ hãi với việc học.
Cộng với chất lượng giáo viên ngày càng đi xuống khi mà ngành sư phạm ở các trường đại học không thể tuyển được những bạn sinh viên giỏi bởi sự quan tâm đến ngành nghề này ngày càng ít.
GIẢI PHÁP ĐƯỢC NHIỀU GIA ĐÌNH LỰA CHỌN: DU HỌC
Ở xã hội phát triển ngày nay, khi mà nhiều người nhận ra và thiếu tin tưởng vào giáo dục nước nhà thì việc dành dụm tiền và mong muốn con em mình được học tập ở những môi trường phát triển là điều mà họ hướng đến.
Việc được học tập và trưởng thành ở những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới sẽ giúp các bạn học sinh trưởng thành qua từng ngày, tiếp thu những giá trị, tinh hoa trên thế giới. Đó chính là lý do tại sao ở những đất nước như Mỹ, Hàn, Nhật,… thường sản sinh ra rất nhiều các nhà khoa học, start-up, nghệ sĩ,… có sức ảnh hưởng trên thế giới và những gì họ đem lại có giá trị vô cùng lớn với con người. Hiện nay, số lượng người Việt Nam học tập và làm việc ở nước ngoài rất lớn và không ít trong số đó trở thành những người có sức ảnh hưởng trong các ngành như: Toán học, những lập trình viên được Google tuyển dụng, sinh viên được học bổng toàn phần của đại học Havard,…
Tiềm năng của con người Việt Nam là vô cùng lớn, hãy tận dụng nó và vươn mình ra thế giới, bạn sẽ thấy mình không hề nhỏ bé như tư duy của đại đa số. Hãy hành động vì tương lai và sự phát triển, thời gian không chờ đợi ai, du học đến Mỹ, Hàn, Nhật, Canada,… sẽ là những bước ngoặt thay đổi tư duy, con người, môi trường, cơ hội,… và hãy nắm bắt lấy nó các bạn nhé.
Xem thêm: Săn học bổng toàn phần THPT Mỹ tại trường ST. Thomas More High School