Học tại hai trường Đại học Anh Quốc
đạt TEF Gold nhưng học phí chỉ từ
200 triệu VND/năm
TEF GOLD Là hệ thống đánh giá các trường Đại học và cao đẳng dựa trên chất lượng giáo dục, TEF – Teaching Excellence Framework được thành lập và điều hành bởi chính phủ nước Anh, chính vì vậy nó là bảng xếp hạng chính thức bậc quốc gia.
Khuôn khổ đào tạo xuất sắc (Teaching Excellence Framework -TEF) là một sáng kiến khởi xướng bởi Bộ Giáo dục của chính phủ Anh, với mục tiêu chính là cung cấp thông tin cho sinh viên về chất lượng giáo dục của các cơ sở, đồng thời công nhận và khen thưởng những trường có thành tích xuất sắc trong giảng dạy.
Thông qua các tiêu chí đánh giá, TEF sẽ xếp hạng các trường vào các nhóm: Gold – nhóm cao nhất, Silver, Bronze và Provisional. Các cơ sở giáo dục được xếp Gold được coi như nằm trong nhóm trường hàng đầu:
- Là lựa chọn hoàn hảo cho sinh viên về điểm đến học tập.
- Đảm bảo danh tiếng về giảng dạy, được công nhận về chất lượng giáo dục nằm trong nhóm tốt nhất.
- Đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường việc làm với sinh viên tốt nghiệp luôn được đánh giá cao.
Tại sao TEF GOLD được giới thiệu?
Giải TEF đã được đưa ra để thúc đẩy giảng dạy chất lượng trong các trường cao đẳng và đại học, đảm bảo học sinh có thông tin cần thiết để đánh giá môi trường học tập trước khi đưa ra quyết định học tại một cơ sở giáo dục đại học nào đó. Đồng thời, TEF giúp công nhận giảng dạy và nghiên cứu ở mức độ đại học để đảm bảo rằng học phí của sinh viên được đáp ứng với cơ hội giáo dục tương xứng.
Những thành tựu TEF đã đạt được:
TEF được giới thiệu thử nghiệm vào năm 2016, với kết quả đầu tiên được công bố vào tháng 6 năm 2017, do đó giá trị của nó vẫn còn. Có hai luồng ý kiến trái chiều về đánh giá này, một số người nói rằng nó hoàn toàn vô nghĩa vì các trường đại học được tự nguyện quyết định có tham gia hay không. Trên thực tế, để tham gia vào TEF, các trường đại học phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng quốc gia.
Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, TEF có thể sẽ khiến các trường đại học và cao đẳng có được danh tiếng hàng đầu được gây dựng từ trước dựa trên các tiêu chuẩn tuyển sinh cao và nghiên cứu xuất sắc, trong khi chưa đáp ứng đầy đủ các cơ hội học tập và giảng dạy và do đó đem lại kết quả không thỏa đáng cho sinh viên. Chưa ai có thể xác định điều này sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng trên thế giới như thế nào.
TEF có ý nghĩa gì đối với sinh viên quốc tế?
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng sinh viên quốc tế đang chưa rõ về cách TEF hoạt động và liệu nó có tạo điều kiện cho các sinh viên tiềm năng. Thực tế, mục tiêu của TEF là thay đổi phương thức đo lường sự uy tín của các trường đại học và cao đẳng về mặt nghiên cứu cũng như học tập của sinh viên – đặc biệt ở trình độ đại học. Sinh viên quốc tế phải trả nhiều tiền cho học phí, trong khoảng từ 10.000 đến 35.000 bảng mỗi năm. Đây là một khoản đầu tư lớn và TEF giúp đảm bảo rằng tiền của họ thực sự sẽ đem lại kết quả xứng đáng, không chỉ cho quỹ nghiên cứu của trường đại học hay cao đẳng.
Nhiều sinh viên quốc tế có cách hiểu chưa chính xác rằng một trường đại học được trao giải Đồng có nghĩa “không đạt yêu cầu”. Thật ra, sinh viên nên nhìn nhận về TEF giống như cách huy chương Olympic được trao – giải thưởng được trao cho thí sinh giỏi nhất trong số những người giỏi và chỉ dành cho các trường đại học có ít nhất đáp ứng được mong đợi; đồng, bạc và vàng tương ứng với các mức độ ‘đạt được kỳ vọng’, ‘xuất sắc’ và ‘xuất chúng’. Hơn nữa, chương trình này là tự nguyện, giống như trong Thế vận hội, không được trao giải không có nghĩa là trường đó không xuất sắc – bởi thậm chí nó còn không tham gia cuộc thi.
Cùng với các bảng xếp hạng khác của Sunday Times, Times Higher và QS TEF là một cách để đo chất lượng của các cơ sở giáo dục và nên được xem xét kĩ từ giai đoạn đầu.