NHÀ QUẢN TRỊ TƯƠNG LAI CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ

by HALO Education

Nhà quản trị hay quản trị viên trong một tổ chức, doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm về một công việc hay những công việc trong phạm vi chịu trách nhiệm của nhà quản trị. Nhà quản trị sẽ là người lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, tiếp động lực,… cho nhân viên hoặc đồng nghiệp để công việc chung của tổ chức, doanh nghiệp diễn ra một cách thành công và hiệu quả.

Nhà quản trị trong doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Quản trị doanh nghiệp cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty như các cổ đông (đối với Công ty cổ phần)/thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH), Ban giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội.

Quản trị kinh doanh là điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do ban giám đốc thực hiện. Quản trị doanh nghiệp là một quá trình giám sát và kiểm soát được thực hiện để bảo đảm cho việc thực thi quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cổ đông/thành viên góp vốn.

Những kỹ năng và vai trò cần thiết của một nhà quản trị

Quản trị con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp.

  • Vai trò đại diện:Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức đòi hỏi nhà quản trị phải có một hình ảnh tốt với đồng nghiệp và đối tác, không bị ấn tượng xấu.
  • Vai trò lãnh đạo:Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; vậy nên nhà quản trị cần thực hiện tốt những công việc như: Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ, tạo động lực cho nhân viên
  • Vai trò liên kết:Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. NQT luôn là 1 người trọng tài, có khả năng, trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể.

Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.

  • Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin:Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức. Điều này đòi hỏi NQT phải khả năng phân tích tổng hợp.
  • Vai trò phổ biến thông tin:Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ.
  • Vai trò cung cấp thông tin:Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp. 

Vai trò quyết định:

  • Vai trò doanh nhân:Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
  • Vai trò giải quyết khủng hoảng: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
  • Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.
  • Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như với bên ngoài.

Vì có những vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức nên nhà quản trị cần những kỹ năng vô cùng quan trọng

Kỹ năng lãnh đạo:

Kỹ năng lãnh đạo, nhà quản trị trong tương lai đòi hỏi vô cùng nhiều từ kỹ năng đến kiến thức, trải nghiệm.

Người có kỹ năng lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn xa, có khả năng chiến lược, dự đoán trước được những thay đổi, cơ hội lớn trong tương lai. Lãnh đạo tạo được dấu ấn trong lòng nhân viên có nhiều kỹ năng mà một người bình thường không thể có được. Vậy đó là những kỹ năng gì và những nhà lãnh đạo tài ba đã áp dụng kỹ năng đó như thế nào để đạt được mục tiêu của mình?

Xem thêm: https://halo.edu.vn/category/du-hoc-singapore/

Kỹ năng ra quyết định

Ra quyết định là việc quan trọng trong cách quản lý, đó là lúc họ phải lựa chọn giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề hoặc quyết định một công việc cụ thể, quan trọng. Việc ra quyết định một cách kịp thời, tối ưu sẽ quyết định kết quả của kế hoạch, công việc. Vì vậy, khi ra quyết định người lãnh đạo luôn phải cân nhắc đến tất cả những lợi thế và rủi ro gặp phải, việc ra quyết định thể hiện năng lực, trình độ của nhà lãnh đạo. Do đó, để có thể làm tốt kỹ năng này, người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Là người lãnh đạo giỏi bạn cũng cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và chính xác. Người lãnh đạo là người có trách nhiệm với công việc của mình và công việc giao cho người khác khi có những vấn đề hóc búa hoặc những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp, tổ chức của mình. Để làm được điều này, người lãnh đạo cần phải là người thật sự nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý và giải quyết vấn đề.

Có tư duy chiến lược

Tư duy chiến lược là điều vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo, nó thể hiện được tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo và của cả công ty. Tư duy chiến lược chính là nghệ thuật phân tích và vượt qua đối thủ, đề ra được những chiến lược cụ thể để cạnh tranh. Tư duy chiến lược cho những đường hướng phát triển của cty, tổ chức để có thể đi đúng hướng, đúng tiềm năng và cơ hội phát triển. Nếu chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho công ty có những bước phát triển vượt bậc, ngược lại bạn sẽ đẩy công ty rơi vào khó khăn. 

Tư duy chiến lược là điều vô cùng quan trọng cho một nhà quản trị

Group of Multiethnic Busy People Working in an Office.Xem thêm: https://halo.edu.vn/top-3-nganh-co-ty-le-viec-lam-cao-khi-du-hoc-my/

Tự tin và quyết đoán

Tự tin và quyết đoán là hai kỹ năng lãnh đạo cần trau dồi thường xuyên qua cách xử lý công việc. Khi đứng trước khó khăn, thử thách của công ty người lãnh đạo chính là thuyền trưởng chèo lái con thuyền, con thuyền có cập bến an toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người thuyền trưởng đó. Do vậy, nếu không tự tin và quyết đoán trước những cơ hội có thể con thuyền sẽ bị nhấn chìm hay đúng hơn là công ty sẽ  bị đẩy xuống vực thẳm.

Thấu hiệu chính mình và thấu hiểu đối tác

Thấu hiểu chính mình sẽ giúp cho người lãnh đạo quản trị và làm chủ được bản thân, biết được mục tiêu của công ty, tổ chức từ đó sẽ có kế hoạch, chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, việc hiểu được đối tác hợp tác cũng vô cùng quan trọng, người lãnh đạo sẽ không thể phát triển tổ chức không hiểu được đối tác đang giúp mình phát triển bởi hợp tác là sự trao đổi lợi ích qua lại giữa các bên. Vì vậy việc thấu hiểu đối tác cũng là nghệ thuật của những nhà lãnh đạo giỏi. Một nhà lãnh đạo hiểu được mình, hiểu được người thì làm việc gì cũng thuận lợi và thành công.

Xem thêm: https://halo.edu.vn/nganh-quan-tri-kinh-doanh-thuc-tap-o-dau/

Kỹ năng phân chia công việc cho cấp dưới

Người lãnh đạo nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và phân chia công việc của nhân viên một cách hợp lý. Cần phải quản lý được một cách linh hoạt công việc của nhân viên cấp dưới để có thể kiểm soát được hiệu quả công việc. Nhưng làm thế nào để giao đúng người, đúng việc không phải dễ, điều đó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng, đó là kỹ năng giao việc.

Để làm được điều này bạn phải thật sự là một lãnh đạo luôn sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng phân chia công việc mà không lo sợ về hiệu quả công việc người được giao.

Phân chia công việc hợp lí trong tổ chức, doanh nghiệp là điều tiên quyết đòi hỏi Nhà quản trị phải hết sức cân đối và khéo léo

Kỹ năng tạo động lực

Không ai có thể tránh được những áp lực với công việc, nhất là khi xảy ra những biến số, kết quả công việc không như ý muốn. Những lúc thế này nhà quản trị phải biết cách tạo động lực, giúp nhân viên vượt qua áp lực, và tạo ra chất xúc-tác cho nhân viên. Tuy nhiên, là một người lãnh đạo bạn không nên trách mắng nhân viên của mình trước người khác, hãy gặp riêng và nhắc nhở họ, bên cạnh đó hãy có những lời động viên để họ thoát khỏi tình trạng không tốt lúc đó. Có như vậy bạn mới thật sự là lãnh đạo tốt và hiểu tâm lý nhân viên.

Kỹ năng lãnh đạo không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn. Đừng nghĩ những người làm lãnh đạo là những người đã có tố chất sẵn và họ may mắn, tất cả đều nhờ vào sự cố gắng. Nếu bạn thật sự muốn trở thành lãnh đạo, nhất là khắc ghi được dấu ấn trong lòng nhân viên hay khách hàng, hãy luyện cho mình những kỹ năng trên nhé, thành công sớm sẽ mỉm cười với bạn.

Bạn có thể tìm bài viết với từ khóa: Nhà Quản trị

Bạn có thể tìm bài viết với từ khóa: Nhà Quản trị

Bạn có thể tìm bài viết với từ khóa: Nhà Quản trị

Bạn có thể tìm bài viết với từ khóa: Nhà Quản trị

You may also like

Leave a Comment

HALO hoạt động chính trong các lĩnh vực như tư vấn du học, tư vấn định cư, đào tạo ngoại ngữ, xin Visa, cung cấp nhân sự chất lượng cho các tổ chức essay writing trong nước và quốc tế. Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt huyết và kiến thức chuyên sâu.

Quan tâm nhiều

©2015 Halo Education. All Right Reserved. Designed and Developed by Du học HALO