CÁC THUẬT NGỮ DU HỌC MỸ
Nếu bạn đang có ý định du học Mỹ, hãy chắc chắn rằng mình đã “thuộc lòng” những thuật ngữ về du học Mỹ trong bài viết dưới đây nhé! Để thực hiện ước mơ du học Mỹ, sinh viên phải chuẩn bị rất nhiều loại giấy tờ vô cùng cần thiết và quan trọng. Những yêu cầu cần thiết để nhập học và nhận được học bổng bao gồm những gì và yêu cầu cụ thể như thế nào?
Đi Du Học Mỹ, I-20 là gì?
I-20 là giấy chứng nhận của trường bạn xin nhập học gửi cho Sở Di trú Chính phủ Mỹ hoặc Tòa Lãnh sự Mỹ, chứng nhận rằng bạn đã được công nhận là sinh viên/ học sinh của trường, đã được chấp thuận vào học cho đến cuối chương trình và sẽ theo học với tư cách là học sinh/ sinh viên toàn phần (full time) mỗi khóa học hằng năm.
Mẫu I-20 là một đòi hỏi bắt buộc của một hồ sơ xin visa du học Mỹ. Bạn phải ký tên vào mẫu I-20 trước khi nộp cho Tòa Đại sứ hoặc Tòa Lãnh sứ hay Sở di trú. Chữ ký của bạn là một sự thỏa thuận giữa bạn và trường, là sự đồng ý tuân theo luật lệ nhà trường và đồng ý cho nhà trường cung cấp dữ kiện và thông tin liên quan về bạn cho Sở di trú.
Khi mẫu I-20 được chấp thuận, trang đầu tiên của I-20 sẽ được gửi đi và được lưu giữ bởi Sở di trú, bạn sẽ giữ trang thứ hai gọi là Student ID Copy. Bạn cần xem thật kỹ ngày tháng đã điền ở phần a) của mẫu I-20, bạn phải đến nước Mỹ và trình diện trường trước ngày đó. Nếu không, bạn phải xin giấy nhà trường để giải thích về sự chậm trễ đó hoặc bạn phải chờ đến kỳ sau mới được nhập học (nhưng phải xin mẫu I-20 khác).
Khi nộp đơn xin nhập cảnh Mỹ, bạn phải nộp mẫu I-20 cùng mẫu di trú I-94. Trong quá trình sống ở Mỹ, I-20 sẽ được dùng để thông báo cho Sở di trú khi bạn thay đổi trường học hoặc muốn gia hạn chương trình học của bạn và những quyền lợi khác. Ngoài ra, bạn cần mang theo mẫu I-20 này và bạn phải xin chữ ký mới của Cố vấn cho Sinh viên Ngoại quốc (Foreign Students Advisor) ở trường bạn mỗi lần bạn du lịch ra ngoài nước Mỹ.
I-20 là một loại giấy tờ quan trọng từ lúc bạn làm hồ sơ du học cho đến trong suốt quá trình bạn học tập tại Mỹ, vì vậy, I-20 cần được giữ gìn cẩn thận.
Đi Du Học Mỹ, DS-160 là gì?
Mỗi đương đơn, bao gồm trẻ em, phải có đơn xin thị thực DS-160 của chính mình. DS-160 phải được điền đầy đủ và nộp trực tuyến trước cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Yêu cầu số mã vạch trên trang xác nhận của DS-160 để đặt lịch phỏng vấn. Mẫu đơn DS-160 phải được nộp trực tuyến – Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ không chấp nhận đơn viết tay hoặc đánh máy và bạn sẽ không được phép tham dự phỏng vấn nếu không có trang xác nhận DS-160.
Khi bạn ký vào mẫu DS-160 điện tử, bạn xác nhận rằng tất cả các thông tin có trong mẫu là đúng và chính xác. Trình bày sai bất kỳ thông tin nào cũng có thể khiến bạn không đủ tư cách nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Các môn AP ( Advanced Placement) – Các môn học nâng cao
Các môn AP là những môn học nâng cao, ở mức đại học dành cho các học sinh trung học có năng lực ở Mỹ. Các môn học AP được công nhận bởi hầu hết các trường đại học ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. AP sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn khi nộp đơn vào các trường đại học, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí nếu bạn hoàn thành các môn AP với điểm số từ 3.0 trở lên (thang điểm 5), bạn sẽ được miễn các môn học tương tự ở bậc đại học.
Những bài kiểm tra các môn AP là một bài kiểm tra tất cả những kiến thức bạn đã học trong lớp AP. Những lớp AP được thiết kế cụ thể để giúp cho học sinh chuẩn bị cho các bài kiểm tra AP. Tham gia các môn học AP và có thể vượt qua các bài kiểm tra AP là một minh chứng cho việc bạn có đủ khả năng học ở đại học trong tương lai.
AP sẽ giúp cho bạn làm quen với phương pháp học ở Đại học, làm quen với kiến thức và từ ngữ chuyên ngành, nâng cao khả năng ngoại ngữ,..
Hiện nay, có hơn 2,4 triệu học sinh tham dự các bài kiểm tra AP mỗi năm.
Chương trình IB (chương trình tú tài quốc tế)
Nhìn chung, so với chương trình AP thì không có nhiều trường cung cấp chương trình IB cho học sinh ở Mỹ: chỉ khoảng 830 trường có chương trình này, trong khi có gần 14.000 trường trung học công lập cung cấp các lớp học AP trong năm học 2012-2013.
Cả hai chương trình đều có những đặc trưng riêng. Bài viết sau đây sẽ nêu ra những sự khác biệt giữa các lớp IB và AP:
# Mục tiêu giáo dục khác nhau:
Các lớp AP thường có xu hướng tập trung vào một chủ đề cụ thể trong khi các lớp IB lại theo hướng tiếp cận toàn diện hơn. “Ở lớp học AP bạn sẽ tìm hiểu vấn đề theo chiều sâu cũng như có nhiều góc nhìn khác nhau về một vấn đề, trong khi đó ở lớp học IB, bạn có thể sẽ xem xét một vấn đề nhiều lần và phân tích việc nó ảnh hưởng đến các vấn đề khác như thế nào, và các vấn đề này được liên kết với nhau ra sao.”
Matthew Nelson, giám đốc các chương trình học tiên tiến cho Metropolitan Nashville Public Schools ở Tennessee cho biết.
Có một số trường kết hợp cả hai chương trình để giảng dạy cho học sinh nhằm giúp học sinh tận dụng được lợi thế của cả hai loại chương trình này.
# Những học sinh học IB có thể nhận được bằng IB:
Học sinh trung học có được nền tảng giáo dục của chương trình IB có thể lựa chọn để đạt chứng chỉ IB- chứng chỉ được công nhận bởi những trường đại học trên toàn thế giới.
Chương trình IB cơ bản là một chương trình quốc tế, có gần 4.000 trường IB ở hơn 150 quốc gia khác nhau.
IB có hai chương trình chính: chương trình cấp chứng chỉ và chương trình cấp bằng tốt nghiệp. Một học sinh có thể chọn học các môn ở cấp độ cơ bản hoặc nâng cao tùy theo nhu cầu của từng học sinh. Học sinh bắt đầu chương trình trong lớp 11 (năm 1), và sau đó yêu cầu hoàn thành vào lớp 12 (năm 2) với các kỳ thi cuối khóa vào cuối năm thứ 2 cùng với một bài luận mở rộng.
# Cả hai chương trình đều tạo cơ hội cho bạn tích lũy tín chỉ ở bậc Đại học:
Nếu bạn muốn tham dự kỳ thi IB bạn phải tham gia vào các lớp học IB, tuy nhiên đối với kỳ thi AP thì lại khác, bạn không cần phải tham gia lớp AP mà có thể đăng ký trực tiếp thi.
# Cấu trúc chương trình:
Chương trình IB được thiết kế với 6 nhóm môn học: ngôn ngữ và văn học, ngoại ngữ thứ hai, cá nhân và xã hội (lịch sử, kinh tế, địa lý và các môn khoa học xã hội khác), khoa học thí nghiệm (sinh học, hóa học, vật lý và các môn khoa học khác), Toán học, các môn về nghệ thuật (nghệ thuật thị giác, âm nhạc, kịch,..)
Chương trình AP cung cấp các môn học ở trình độ đại học. Chương trình này có khoảng 38 môn học từ hóa học, lý thuyết âm nhạc, ngoại ngữ đến nghệ thuật sân khấu,..
Tổng quan thì các trường Đại học coi giá trị của các lớp AP và IB là ngang nhau, tùy theo từng trường khác nhau mà bạn sẽ được miễn bao nhiêu tín chỉ Đại học khi có tín chỉ AP hoặc IB.
Tóm lại, tùy vào mục đích học tập của bạn mà sẽ đưa ra quyết định lựa chọn chương trình nào phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, cho dù chọn chương trình AP hay IB thì học sinh cũng phải nỗ lực rất nhiều, đặc biệt là học sinh quốc tế khi mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của bạn.
SAT: Bài kiểm tra chuẩn cho việc đăng ký đầu vào hầu hết ở các trường Đại học ở Mỹ
Scholastic Aptitude Test (SAT) là một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học tại Hoa Kỳ. Kỳ thi SAT được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận College Board của Hoa Kỳ, và được phát triển bởi tổ chức ETS – Educational Testing Service.
SAT là điểm bắt buộc đối với sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế khi muốn học chương trình cử nhân tại trường đại học. Đây là kỳ thi quan trọng để đánh giá kiến thức tự nhiên và xã hội. Cách ra câu hỏi SAT khá “trúc trắc”, dễ gây rối suy nghĩ của thí sinh. Những học sinh có tư duy lập luận tốt lại thích thi SAT hơn.
Điểm thi SAT có giá trị trong vòng 5 năm.
Phân loại các bài thi để Đi Du Học Mỹ
1. SAT Reasoning, thường được gọi là SAT I
Bao gồm 10 phần: trong đó có 9 phần tính điểm chia đều cho 3 phần chính (Toán, Đọc hiểu, Viết). Phần còn lại không tính điểm chỉ dùng để chuẩn hóa bài thi SAT và không được báo trước (có thể rơi vào 1 trong 3 phần Toán, Đọc hiểu hoặc Viết)
Thang điểm: 200 – 800/ mỗi phần/ Tổng điểm: 600 – 2400 điểm
Thời gian thi: 3 giờ + 45 phút.
2. SAT Subject Test, thường được gọi là SAT II
Là phần thi riêng biệt cho từng môn. Tùy từng trường, tùy từng ngành học mà bạn được yêu cầu phải thi môn nào nhưng thường thi bạn có thể tùy chọn 3 môn trong số các môn thi sau:
-
Tiếng Anh: Văn học
-
Lịch sử: Lịch sử Mỹ, Lịch sử thế giới
-
Toán (Toán 1, Toán 2)
-
Các môn khoa học khác: Sinh (E/M) , Hóa, Lý
-
Ngoại ngữ: tiếng Trung, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hebrew (Do Thái) hiện đại, Ý, Latinh, Nhật, Hàn.
-
Thang điểm: 200 -800/ phần thi
-
Hình thức thi: Tất cả đều trắc nghiệm ngoại trừ một số môn đặc biệt có những cách thi riêng như Sinh học hoặc các môn ngoại ngữ (phần thi nghe), Toán.
-
Thời gian: 60 phút/môn. Tổng thời gian 3 giờ 20 phút
GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC BÀI THI ELTiS Đi Du Học Mỹ
Bài kiểm tra ELTiS – English Language Test for International Student bao gồm 2 phần thi, đánh giá kĩ năng nghe và đọc tiếng Anh của học sinh. Phần thi kĩ năng nghe gồm 24 câu hỏi và phần thi kĩ năng đọc là 26 câu.
Phần thi |
Cấu trúc bài thi |
Số câu hỏi |
Thời gian làm bài |
Kĩ năng nghe |
Làm theo hướng dẫn trong lớp học Nghe hiểu hội thoại trong lớp |
24 |
25 phút |
Kĩ năng đọc |
Giải thích vốn từ vựng |
26 |
45 phút |
-
Phần thi nghe đánh giá khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Anh được dùng trong trường lớp, bài kiểm tra có sử dụng CD bao gồm phần hướng dẫn, những đoạn hội thoại và các câu hỏi. Tất cả các bài nghe chỉ được nghe duy nhất một lần, ngoại trừ phần nghe hiểu ngôn ngữ Toán học sẽ được nghe 2 lần.
-
Phần đọc đánh giá sự hiểu biết của bạn về lượng từ vựng học thuật và văn viết trong tiếng Anh. Bạn sẽ gặp các đoạn văn ngắn, bài đọc của các môn học như Toán, Khoa học…Các câu hỏi phần này bao gồm tìm ý chính, các tiểu tiết và từ vựng có trong bài.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC BÀI KIỂM TRA:
|
ELTiS |
TOEFL Jr.Standard |
SLEP |
IELTS General Training |
Cambridge Michigan ECCE |
Đánh giá các kĩ năng |
Kĩ năng nghe và đọc hiểu ngôn ngữ tại trường học |
Nghe và đọc hiểu |
Nghe và đọc hiểu |
Nghe- Nói-Đọc – Viết |
Nghe – Nói- Đọc- Viết |
Thời gian làm bài |
70 phút |
115 phút |
75 phút |
2 tiếng 45 phút |
2 tiếng 45 phút |
Nơi tổ chức thi |
Địa phương |
Địa phương và những trung tâm tổ chức kiểm tra |
Địa phương |
Chỉ những trung tâm chuyên tổ chức kiểm tra |
Chỉ những trung tâm chuyên tổ chức kiểm tra |
Độ tuổi |
14-19 tuổi (lớp 9-12) |
11-15 tuổi |
Học sinh trung học |
Học sinh trung học và người trưởng thành |
Học sinh trung học và người trưởng thành |
Thời gian báo điểm thi |
Có ngay |
|
Có ngay |
2 tuần |
2 tháng |
GMAT: Bài kiểm tra quản lý tuyển sinh bậc Đại học (GMAT) với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt dành cho ứng viên muốn vào học các trường thương mại trên toàn thế giới, bao gồm bài kiểm tra đánh giá năng lực nói, Toán và kỹ năng phân tích.