Chia sẻ kinh nghiệm tự làm hồ sơ du học Đức bậc Dự bị Đại học và Thạc sĩ

by HALO Education

Trong thời gian gần đây, Trung tâm tư vấn du học HALO nhận được rất nhiều câu hỏi có liên quan tới chủ đề tự làm hồ sơ du học Đức: em có thể tự làm hồ sơ du học Đức được không, tự làm hồ sơ du học Đức cần những gì, cần lưu ý những gì khi tự làm hồ sơ du học Đức…

Dưới đây HALO chia sẻ về quá trình tự chuẩn bị hồ sơ du học Đức cho những bạn quan tâm đến chương trình du học Đại học/ Thạc sĩ tại Đức với mức chi phí hợp lý cùng tham khảo nhé.

ƯU ĐIỂM DU HỌC ĐỨC

Thứ nhất, hầu hết các trường công của Đức đều được miễn học phí, đây chính là một trong những lý do mà Đức được rất nhiều học sinh sinh viên Quốc tế lựa chọn để hoàn thành giấc mơ du học mà vẫn tiết kiệm được chi phí cho gia đình.

Thứ hai, nền giáo dục tại Đức có chất lượng hàng đầu châu Âu. Chất lượng đào tạo tại các trường ở Đức cũng khá đồng đều và đều đạt chuẩn châu Âu.

Thứ ba, chi phí sinh hoạt thấp. Mỗi tháng mức chi phí của một du học sinh tại Đức dao động từ 450-500 Euro/tháng phụ thuộc vào từng vùng, từng bang.

HALO lưu ý rằng, vì chương trình miễn học phí nên cũng đồng nghĩa với việc các bạn sẽ phải cạnh tranh với bạn bè quốc tế để có 1 suất học tại đây. Do đó nếu tự chuẩn bị hồ sơ du học Đức thì hồ sơ của bạn phải thật sự hoàn hảo, đồng thời bạn cần có thật nhiều kinh nghiệm để tự chuẩn bị hồ sơ.

>>>> Xem thêm: Chi phí du học Đức cần bao nhiêu tiền

ĐIỀU KIỆN

1.Điều kiện du học đại học dự bị tại Đức

  • Đỗ vào 1 trường Đại học chính quy tại Việt Nam
  • Tiếng Đức B1 / IELTS 6.0 / TOEFL 5.5
  • Tuổi từ 18- 27 tuổi
  • Chứng chỉ APS, Test As
  • Điểm thi Đại học: Năm 2014 về trước: Tổng điểm các môn thi trên 15 (3 môn), không có môn nào dưới 4. Năm 2015, 2016: Tổng điểm các môn thi trên 24 (4 môn), không có môn nào dưới 4. Năm 2016: Tổng điểm các môn thi trên 36 (6 môn), Không môn nào dưới 4, có ít nhất 4 môn trên 6

2.Điều kiện du học thạc sĩ tại Đức

  • Tốt nghiệp đại học với số tín chỉ (theo chuẩn của Đức) phải từ 180 tín chỉ trở lên
  • GPA tối thiểu 2.5 (có những trường sẽ yêu cầu GPA trên 3.0)
  • IELTS trong khoảng từ 6 trở lên
  • Chứng chỉ APS
  • GMAT (đối với các khoá ngành quản trị) và GRE (đối với một số ngành kinh tế)
  • Kinh nghiệm làm việc (nếu có)
  • Một số yêu cầu khác như phỏng vấn qua internet hay bảng đề cương chương trình học đại học của bạn
  • Chứng minh tài chính, phải được bảo lãnh của ngân hàng tại Đức hoặc người thân tại Đức, học bổng hoặc tài khoản phong toả với tối thiểu 8.820 euro/ 1 năm.

CÁC GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ HỒ SƠ

1.Học và thi chứng chỉ tiếng Đức / tiếng Anh

Khi đã quyết định chọn Đức là điểm đến du học, bạn cần học tiếng để đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho bậc học mà bạn chọn. Cả hai bậc học này đều yêu cầu sinh viên phải có trình độ ngoại ngữ tương đương nhau : tiếng Đức B1/ IELTS 6.0

2.Thẩm tra APS, Test As

Nếu bạn chưa học quá 4 kỳ Đại học tại Việt Nam, bạn cần hoàn thành các thủ tục sau:

  • Thẩm tra APS: Với trường hợp này bạn chỉ cần nộp giấy tờ để Đại sứ quán thẩm tra chứ không phải phỏng vấn, không giới hạn thời gian nộp hồ sơ, lệ phí 150 Euro nộp tại ngân hàng Vietcombank.
  • Thi Test As: Mỗi năm sẽ có 3 kỳ thi vào tháng 2, tháng 4 và tháng 10, bạn cầu đăng kí trước tối thiểu 1,5 tháng trước ngày thi, lệ phí 80 Euro trả qua Visa Card

Nếu bạn đã học trên 4 kỳ Đại học/ đã tốt nghiệp Đại học tại Việt Nam, bạn cần hoàn thành thủ tục APS gồm các phần sau:

  • Thẩm tra giấy tờ
  • Phỏng vấn APS

Lưu ý: Một năm chỉ có 2 đợt thẩm tra APS vào tháng 5 và tháng 11. Kết quả thẩm tra sẽ có sau khoảng 2 tuần.  Lệ phí 250 Euro, nộp tại ngân hàng Vietcombank. Các bạn nên tìm hiểu hồ sơ và lịch thẩm tra trên trang của phòng văn hoá đại sứ quán Đức để kịp hạn nộp hồ sơ của trường.

Sau khi đã đăng kí thi APS, Test As thì các bạn nên bắt tay vào việc ôn bài càng sớm càng tốt. Dựa vào các môn đã học ở bậc đại học, bạn chia ra những môn đại cương, nền tảng cơ bản và những môn chuyên ngành. Việc học ôn cũng ưu tiên học những môn chuyên ngành trước vì khi phỏng vấn sẽ có nhiều câu hỏi xoáy vào những kiến thức đó.

Về tài liệu học APS thì bạn có thể tra trên google và hỏi mượn bạn bè. Cá nhân mình thấy việc học ôn APS băng tiếng Anh nhanh hơn và hiệu quả hơn việc dùng google translate. Kinh nghiệm ôn thi APS theo từng chuyên ngành các bạn có thể tham khảo trên trang hotrosv.de.

3.Tìm trường phù hợp

Việc tìm trường sẽ mất rất nhiều thời gian nhất. Các bạn tìm trên google, trên website daad.de, uni-assisst và các website tìm trường ở Đức khác. Các bạn nên đọc kĩ nội dung chương trình, yêu cầu giấy tờ cần nộp cho trường. Vì việc xét duyệt hồ sơ ở các trường Đức theo 1 tiêu chuẩn thống nhất nên nếu bạn không thoả bất kỳ yêu cầu nào của trường thì bạn gặp nhiều rủi ro sẽ bị trường gửi thư từ chối.

Nếu có thắc mắc gì không rõ, đừng ngần ngại mà hãy viết mail hỏi trường, bộ phận giải đáp thắc mắc sẽ trả lời mail của các bạn trong vòng 1 tuần. Nhìn chung, các bạn cứ chủ động liên hệ trường để hoàn tất bộ hồ sơ càng sớm càng tốt vì có nhiều trường vẫn gởi giấy báo nhập học cho ứng viên mặc dù chưa đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.

4.Nộp hồ sơ cho trường:

Các bước nộp hồ sơ qua Uni-Assist
Bước 1: Đăng kí tài khoản trên uni-assist
Bước 2: Đăng kí chương trình học bạn đã chọn theo hướng dẫn của uni-assist
Bước 3: Thanh toán phí cho uni-assist. Các bạn nên thanh toán bằng thẻ Visa/Master để đỡ bị mất phí cho ngân hàng.
Bước 4: Gửi 01 bộ hồ sơ file cứng (cho tất cả các chương trình đã đăng kí) cho uni-assist qua post. Gửi thư bằng chuyển phát nhanh sẽ đến Đức trong vòng 3 ngày làm việc, còn nếu gửi bưu điện bình thường thì khoảng 10 ngày.
Bước 5: Uni-assist đã thông báo về việc chuyển hồ sơ của bạn cho trường thì những thắc mắc sau đó về việc xử lý hồ sơ, đạt hay không đạt thì các bạn nên liên hệ trực tiếp với trường

5.Đặt lịch hẹn visa:

Sau khi hồ sơ của bạn được xem xét tại trường thì bạn nên đặt lịch hẹn visa càng sớm càng tốt vì trong mùa cao điểm có thể kín lịch và khi đó bạn xin 1 ngày hẹn sẽ rất khó. Trong trường hợp lịch hẹn visa của bạn quá trễ so với thời gian nhập học thì bạn có thể viết mail xin dời lịch hẹn sớm hơn.

Ngay khi có giấy báo nhập học, bạn nên nộp hồ sơ xin visa liền vì thông thường, thời gian xét duỵệt visa dài hạn là 4-5 tuần nên các bạn xem xét để dời lịch cho kịp thời gian. Khi chuẩn bị hồ sơ xin visa, các bạn làm theo hướng dẫn của lãnh sự quán.

6.Mở tài khoản phong tỏa

Trước khi xin visa ở Đại sứ quán bạn cần mở tài khoản phong tỏa để chứng minh tài chính. Số tiền trong tài khoản phong tỏa bằng số tiền học tập và ăn ở trong vòng 1 năm tại Đức. Số tiền này tương đương 8040 Euro. Từ Việt Nam, bạn có thể chọn Deutsche Bank và Chi nhánh Vietinbank tại Đức. Thông thường các du học sinh thường mở tại Vietinbank vì thời gian xử lý hồ sơ nhanh khoảng 5 ngày làm việc (so với Deutsche Bank là 10-15 ngày)
Yêu cầu mở tài khoản phong toả: Passport + giấy báo nhập học của trường

7.Tìm nhà/ phòng trọ tại Đức.

Ngay khi có giấy báo nhập học tại trường, các bạn nên bắt đầu việc tìm phòng bên Đức cho mình. Các bạn có thể tìm trên các trang rao vặt ở Đức, các website của hội sinh viên Đức hoặc follow fanpage của trường để nhờ giúp đỡ.

Trên đây là những kinh nghiệm mà HALO muốn chia sẻ cho các bạn nếu muốn tự làm hồ sơ du học Đức. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gửi về cho HALO, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải đáp những vấn đề bạn đang gặp phải.

Bạn có thể tìm kiếm bài viết với từ khóa:

  • Tự làm hồ sơ du học Đức cần chuẩn bị những gì?
  • Có thể tự làm hồ sơ du học Đức được không?
  • Cần lưu ý những gì khi tự làm hồ sơ du học Đức?
  • Tự làm hồ sơ du học Đức

You may also like

Leave a Comment

HALO hoạt động chính trong các lĩnh vực như tư vấn du học, tư vấn định cư, đào tạo ngoại ngữ, xin Visa, cung cấp nhân sự chất lượng cho các tổ chức essay writing trong nước và quốc tế. Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt huyết và kiến thức chuyên sâu.

Quan tâm nhiều

©2015 Halo Education. All Right Reserved. Designed and Developed by Du học HALO