Visa Châu Âu hay còn gọi là Visa Schengen, có Visa này bạn được phép đi lại trong 25 nước thuộc khối liên minh Châu Âu. Và một số nước khác thuộc châu âu khác cũng miễn visa khi bạn có Visa Schengen. Ví dụ như : Bulgaria, Belarus, Croatia, đảo Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, và một số nước khác. Cộng thêm việc nếu có Visa Châu Âu bạn sẽ có cơ hội dễ dàng xin visa ở các nước khác (như 1 điểm cộng) chẳng hạn bạn xin đi Nhật hay Mỹ, hoặc Úc. Vậy làm Visa Schengen có khó không?. Bài viết này HALO Định cư sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm và các thông tin bổ ích khi làm Visa Schengen (Visa Châu Âu).
I. NÊN XIN VISA CHÂU ÂU SCHENGEN NƯỚC NÀO ĐỂ TĂNG TỈ LỆ ĐẬU CAO NHẤT?
a. Kinh nghiệm chọn quốc gia để xin Visa Schengen
Để có thể trả lời câu hỏi Xin Visa Schengen nước nào dễ nhất, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
+ Đầu tiên là lịch trình du lịch các nước châu Âu của bạn. Ví dụ, bạn xin Visa Schengen vào Pháp, mà lịch trình không đi Pháp thì xem như là thất bại từ vòng gửi xe. Hoặc bạn xin Visa Schengen vào Pháp, mà chỉ ở Pháp có 1 ngày trong 30 ngày ở châu Âu thì cũng sẽ thất bại khi còn chưa bước qua cánh cửa bảo vệ.
+ Thứ hai, tốt nhất là các bạn có thể xin Visa Schengen vào nước dự định nhập cảnh đầu tiên hoặc ở lâu nhất. Ví dụ, bạn bay từ Việt Nam tới Paris, thì bạn có thể xin Visa Schengen vào Pháp với lý do đây là nước bạn nhập cảnh đầu tiên. Hoặc nếu ở Đan Mạch 20 ngày trong 30 ngày ở Châu Âu, thì bạn cũng có thể xin Visa Schengen vào Đan Mạch mặc dù bay đến Pháp đầu tiên.
Điều này sẽ rất giúp ích cho lúc trả lời phỏng vấn của bạn, nếu lãnh sự quán có hỏi tại sao bạn lại xin Visa Schengen ở nước họ thì bạn đã có sẵn câu trả lời.
b. Xin Visa Schengen nước nào dễ nhất?
Theo số liệu thống kê, thì để trả lời câu hỏi Xin Visa Schengen ở nước nào dễ nhất? Điều này cũng rất quan trọng vì nếu xin vào các nước dễ dàng, mở cửa hơn thì bạn có cơ hội Đậu Visa cao hơn. Chúng tôi sẽ lựa chọn quốc gia có số đơn xin Visa Schengen nộp vào nhiều nhất. Đó chính là Pháp, đa số mọi người đều chọn Pháp để xin Visa Schengen, vì bay sang Pháp có đường bay thẳng, vé máy bay lại tương đối rẻ hơn các nước kia.
Mọi người chọn xin Visa Schengen vào Pháp nhiều nhất, kế tiếp là xin Visa Schengen vào Đức và xin Visa Schengen vào Ý.
II. NÊN XIN VISA CHÂU ÂU SCHENGEN VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?
Như một quy luật, điều đầu tiên nhưng đau đầu nhất khi bạn muốn đi nước ngoài đó là xin visa. Đó trở nên vất vả hơn khi bạn muốn xin visa Schengen. Chuẩn bị các loại giấy tờ để đáp ứng đúng và đủ điều kiện xin visa Pháp đã khó khăn rồi, thêm vào đó là tâm lý hoang mang đè nặng khiến bạn không đủ tự tin nữa.
Tuy nhiên các bạn nên biết rằng không có thời điểm nào là dễ đậu visa đi Pháp cả. Tỷ lệ đậu visa của bạn phần lớn phụ thuộc vào nội dung hồ sơ của bạn. 90 ngày trước ngày dự kiến lên đường đã có thể nộp đơn xin thị thực. Tất cả các phòng thị thực đều khuyến cáo nên nộp đơn xin thị thực chậm nhất 3 tuần trước ngày dự kiến bay, sao cho thị thực có thể được cấp ít nhất 1 tuần trước ngày lên đường. Nếu phát hiện sai sót về dữ liệu trong thị thực hoặc về thời hạn của thị thực thì vẫn còn đủ thời gian để sửa lại.
Bạn nên tránh bớt đi những tháng gọi là cao điểm của mùa du lịch nước ngoài. Nhất là trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, thời gian đợi đến khi nộp được đơn có lúc kéo dài nhiều tuần lễ. Vì thế phải sớm đặt lịch hẹn ngày nộp đơn.
III. NHỮNG ĐIỂM CỘNG CHO HỒ SƠ XIN VISA CHÂU ÂU SCHENGEN
Để gia tăng tỉ lệ thành công khi xin visa Pháp, không phải bạn dựa vào thời điểm xin mà điều quan trọng nên chỉ quan tâm nhất vào bộ hồ sơ của bạn đã chuẩn bị mà thôi.
+ Hồ sơ xin visa Pháp đã minh bạch và rõ ràng chưa?
Một số trường hợp các bạn thiếu giấy tờ, các bạn tự bổ sung hồ sơ không hợp lệ, khi nhân viên LSQ xác minh thấy gian dối tất nhiên họ sẽ loại hồ sơ. Làm hồ sơ giả có thể như việc khai gian nghề nghiệp, làm hợp đồng lao động giả hoặc giấy nghỉ phép giả. Việc xác minh là hạn hữu, tuy nhiên nghiệp vụ của LSQ là rất tốt, họ sẽ thực hiện nếu thấy có nghi vấn.
+ Điều kiện tài chính của bạn như thế nào?
Có lẽ ai có ý định đi châu Âu đều đã có kế hoạch tài chính rõ ràng, tuy vậy việc các bạn trình bày trong hồ sơ không tốt hoặc không rõ ràng có thể sẽ cản trở bạn việc xin visa.
+ Bạn chứng minh mục đích chuyến đi như thế nào?
Đây có lẽ là vấn đề quan trọng nhất, vì hiện nay tình trạng nhập cư trái phép ở các nước châu Âu đang rất nóng, rất nhiều trường hợp người Việt Nam qua bên đó rồi trốn ở lại luôn. Vì vậy các bạn phải làm thế nào chứng minh được mình chỉ có ý định sang châu Âu đi du lịch thôi, tuyệt đối không ở lại.
V. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI PHỎNG VẤN XIN VISA CHÂU ÂU SCHENGEN
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như phỏng vấn xin visa Schengen, nếu sự chuẩn bị không được chu đáo, không có sự tư vấn cụ thể theo từng trường hợp của mỗi cá nhân, cũng như chưa có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với Đại sứ quán, Lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam thì việc phỏng vấn thành công để có được tấm visa sẽ không phải là chuyện dễ dàng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn nên tham khảo để có thể phỏng vấn xin visa Schengen được dễ dàng hơn nhé.
1. Luôn tự tin:
Đa số những người bị đánh trượt là những người trả lời phỏng vấn thiếu tự tin, ấp úng, câu trả lời chưa trung thực, có điều gì đó giấu nhân viên sứ quán… Ngược lại, những người xin visa Schengen thành công thường là những người vui vẻ tự tin trả lời phỏng vấn, có sao nói vậy, nắm rõ kế hoạch chuyến đi để trình bày một cách lưu loát nhất.
2. Yếu tố trung thực được đặt lên hàng đầu:
Khi phỏng vấn xin visa Schengen, nên đặt yếu tố trung thực lên hàng đầu, tuyệt đối không nói dối dù một chi tiết nhỏ. Những cán bộ ngoại giao thực hiện phỏng vấn là những người có trình độ cực kỳ cao, được đào tạo nhiều kỹ năng một cách bài bản và họ dễ dàng nhìn nhận được ai đang nói dối hay che dấu bất cứ sự thật nào.
3. Ăn mặc lịch sự:
Khi đi phỏng vấn, bạn không cần phải mặc áo dài hay vest quá trang trọng nếu thời tiết đang nóng bức, chỉ cần chọn trang phục lịch sự, thoải mái.
4. Ghi nhớ thứ tự hồ sơ:
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ chu đáo, ngăn nắp và cố gắng ghi nhớ thứ tự của những hồ sơ này để khi cần có thể lấy ra ngay, không phải lúng túng khi được yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh.
5. Khi trả lời phỏng vấn:
Khi trả lời phỏng vấn, bạn không nên e dè, nhút nhát mà hãy nhìn thẳng vào cán bộ ngoại giao đang phỏng vấn mình.
Không nên e dè, nhút nhát khi trả lới phỏng vấn
Tóm lại để có thể xin được visa Schengen thành công, bạn luôn phải ghi nhớ 3 yếu tố quan trọng tác động đến quyết định của cán bộ ngoại giao thực hiện phỏng vấn bạn, đó là : Trung thực, chính xác, không ngập ngừng.
V. NHỮNG LÝ DO VISA CHÂU ÂU BỊ TỪ CHỐI
1 . Chuẩn bị hồ sơ thiếu, không đúng như yêu cầu cầu Đại Sứ Quán
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị đánh trượt Visa. Có thể do bạn không có kinh nghiệm hoặc tự làm hồ sơ theo hướng dẫn trên mạng từ các trang web không chính thống. Có một điều quan trọng là tất cả các hồ sơ bằng tiếng Việt phải được dịch công chứng sang tiếng Anh.
2. Không chứng minh được tài chính (Mặc dù có tài chính thật)
Tài chính quá ít sẽ không đủ tiền trang trải cho chuyến đi. Ngược lại, tài chính quá nhiều cũng khiến họ nghi ngờ về nguồn tiền của bạn có hợp pháp hay không. Nhiều người kinh doanh online rất tốt nhưng không chứng minh được nguồn gốc của nguồn tiền bắt đầu từ đâu.
3 . Gia đình bạn có thân nhân đang lưu trú bất hợp pháp.
Nếu gia đình bạn có người thân đang lưu trú bất hợp pháp tại một số nước thuộc khu vực Châu Âu hoặc có lịch sử trốn visa cũng là một trong số những lý do mà visa đi Châu Âu bị từ chối .
4 . Cung cấp giấy tờ chậm trễ và không bổ sung các giấy tờ cần thiết khi Đại Sứ Quán yêu cầu.
Khi đi nộp hồ sơ, có thể Đại Sứ Quán vẫn nhận hồ sơ mặc dù bạn còn thiếu một vài giấy tờ. Nếu như bạn bổ sung chậm trễ hoặc không bổ sung hồ sơ thì sẽ bị đánh trượt visa.
5. Lịch trình chuyến đi không khớp với hồ sơ đã chuẩn bị.
Tránh trường hợp lấy “râu ông này chắp cằm bà kia”. Lịch trình chuyến đi một nẻo mà vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thư mời… lại là một đằng. Điều đó chứng tỏ bạn không có mục đích rõ ràng cho chuyến đi.
6. Độc thân, nam giới, công việc không ổn định, mục đích chuyến đi không rõ ràng.
Đây cũng là lý do dễ bị trượt visa vì họ sợ bạn trốn sang nước họ và không chịu về lại Việt Nam.
7. Xin Visa với thời gian lưu trú quá dài.
Đây là lần đầu tiên bạn xin visa, nhưng lại không xin loại lưu trú ngắn hạn mà xin visa lưu trú dài hạn từ 06 – 01 năm. Đây không phải do hồ sơ của bạn xấu, mà là do bạn đã để thời gian xin visa quá dài.
8. Làm giả hồ sơ giấy tờ.
Đây là điều cấm kỵ khi xin Visa Châu Âu. Bạn nhờ các dịch vụ khác làm giả công việc ,hợp đồng lao động và tài chính… Tại Đại Sứ Quán, mỗi tháng họ nhận hàng trăm hồ sơ xin visa nên họ sẽ biết được hồ sơ của bạn là giả hay thật. Chính vì thế, chúng tôi hy vong bạn không để các dịch vụ khác lôi kéo, làm giả hồ sơ khiến tiền mất tật mang.
Chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC HALO