Tinh Thần Tương Thân Tương Ái của Châu Âu trước Đại Dịch Covid 19

by HALO Education
Trật tự kinh tế thế giới sẽ khác sau đại dịch Covid-19

Sự bùng nổ Covid-19 đã gây ra một cú sốc kinh tế trên toàn thế giới, với quy mô chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Từ đây, các diễn biến “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bắt đầu, các quốc gia châu Âu đã thắt chặt cửa biên giới bằng cách cấm xuất/nhập cảnh đồng thời bên trong họ ra lệnh đóng cửa các hoạt động dịch vụ nhằm giảm thiểu sự gia tăng lây nhiễm vi-rút corona.

ANH – “CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ HÀO PHÓNG”

Hiện tại Anh đang có 5 triệu lao động tự do, theo đó, chính phủ Anh sẽ chi trả cho những người làm việc tự do 1 khoản trợ cấp 80% tiền lãi trung bình hàng tháng họ kiếm được, lên tới 2.500 bảng Anh (tương đương 3000 USD mỗi tháng) trong 3 tháng tới.

Đây là khoản trợ cấp cực kỳ có ý nghĩa đối với hàng triệu người không làm việc toàn thời gian hoặc tự doanh như lái xe taxi, nhân viên giao đồ ăn, công nhân xây dựng, chủ nhà hàng, quán cà phê. Tất cả họ đều không thể có thu nhập khi chính phủ phong tỏa cả nước để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Trong nhiều trường hợp những người lao động phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: Phải vi phạm lệnh phong tỏa để đi làm hoặc ở nhà và không có tiền. Trước tuyên bố này, những người lao động tự do tại Anh chỉ nhận được khoản giảm trừ thuế và 94 bảng một tuần thông qua hệ thống phúc lợi quốc gia.

Châu Âu « hậu Covid-19 » : Áp lực chuyển sang kinh tế Xanh

KHỐI CHÂU ÂU – “RA TAY KỊP THỜI, PHỤC HỒI NHANH CHÓNG”

Là châu lục với các quốc gia có nền kinh tế trọng điểm, Chính phủ các nước châu Âu đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia. Các cách tiếp cận phổ biến bao gồm:

  • Tăng tín dụng / khoản vay cho các công ty, chính phủ đảm bảo một phần tỷ lệ cho vay của các ngân hàng;
  • Ra mắt Sáng kiến ​​đầu tư ứng phó với coronavirus, cung cấp 37 tỷ euro cho các quốc gia thành viên theo Quỹ đầu tư cấu trúc châu Âu (ESIF). Điều này được bổ sung bởi các quỹ khác;
  • Giảm thuế kinh doanh và / hoặc đặt lại thời hạn nộp thuế hoặc tạo ra thuế ‘ngày lễ’;
  • Trả một phần tiền lương của công nhân cho các công ty đã bị buộc phải đóng cửa thay vì cho họ ngừng việc, tỷ lệ phần trăm lương này sẽ dựa vào bảng lương của công ty;
  • Đã có một ít chương trình hỗ trợ cho người tự kinh doanh, con số một ít này bởi các Chính phủ có ít thông tin về các trường hợp này và phần thu nhập của họ có nhiều thay đổi. Các kế hoạch hỗ trợ những công nhân này có thể phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn để đưa ra;
  • Ủy ban Châu Âu đã đưa ra các thủ tục mua sắm chung cho các thiết bị y tế và bảo vệ.

Trật tự kinh tế thế giới sẽ khác sau đại dịch Covid-19

Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, các công ty có 5 nhân viên trở xuống sẽ đủ điều kiện nhận gói trợ cấp 1 lần trị giá 9.000 euro (9.900 USD) trong khi những doanh nghiệp có 10 nhân viên sẽ nhận 15.000 euro. Chính phủ cũng bổ sung thêm 3 tỷ euro vào quỹ bảo đảm an ninh phúc lợi xã hội cho những người làm việc tự do.

Tại Pháp, những doanh nghiệp nhỏ và người làm tự do kiếm được ít hơn 60.000 euro một năm có thể nộp đơn xin trợ cấp 1.500 euro nếu họ buộc phải đóng cửa kinh doanh hay doanh thu giảm hơn 70% so với tháng trước đó. Trong khi đó, là một phần của gói biện pháp khẩn cấp, chính phủ Pháp cho biết sẽ trả 84% lương cho bất kỳ nhân viên nào bị cho nghỉ việc tạm thời, lên tới 5.330 euro mỗi tháng thay vì 1.219 euro theo kế hoạch trước đó.

Ở Hà Lan, bất kỳ công ty nào dự kiến giảm doanh thu ít nhất 20% đều có thể xin trợ cấp để trả tới 90% tiền lương cho nhân viên trong ba tháng. Chính phủ sẽ tạm ứng tới 80% số tiền được yêu cầu.

Tại Ý, Chính phủ đã cung cấp một khoản trợ cấp € 600 cho lao động tự do và lao động thời vụ trong tháng 3 (điều này có thể được gia hạn thêm tùy theo tình hình dịch bệnh).

BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Với Bồ Đào Nha, Chính phủ nước này thông báo hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19 thông qua gói cứu trợ trị giá 2,3 tỷ euro, trong đó sẽ hoãn một số khoản nộp thuế và cấp các khoản vay có lãi suất thấp. Mục tiêu này giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất và việc làm cho nhân công. Các biện pháp đi cùng bao gồm việc tạm hoãn thanh toán chi phí an sinh xã hội và hỗ trợ cho các công ty để duy trì các hợp đồng lao động trong tình huống khủng hoảng, tương đương 2/3 mức lương và phần lớn sẽ được nhà nước chi trả.

Và Liên minh châu Âu cho biết họ sẽ cho phép các thành viên thâm hụt ngân sách lớn hơn mức cho phép thông thường. Ursula von der Leyen, chủ tịch của Ủy ban châu Âu, bộ phận điều hành của khối châu Âu cho biết, chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để hỗ trợ người châu Âu và nền kinh tế châu Âu. Bà nói rằng ủy ban sẽ phân bổ 37 tỷ euro, tương đương 41 tỷ đô la, để chống lại hậu quả sức khỏe và kinh tế từ vi-rút corona.

Các chuyên gia kinh tế đều đánh giá rất cao giải pháp mà nhiều nước châu Âu đang thực hiện nhằm cứu trợ doanh nghiệp và người lao động. Các biện pháp này không chỉ cứu trợ nhanh chóng trong thời kỳ suy thoái đột ngột mà còn có tác dụng giúp các công ty khi hoạt động bình thường trở lại không mất thời gian tuyển dụng và đạo tạo nhân viên mới.

Mọi thắc mắc liên quan cần hỗ trợ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIÁO DỤC HALO

You may also like

Leave a Comment

HALO hoạt động chính trong các lĩnh vực như tư vấn du học, tư vấn định cư, đào tạo ngoại ngữ, xin Visa, cung cấp nhân sự chất lượng cho các tổ chức essay writing trong nước và quốc tế. Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt huyết và kiến thức chuyên sâu.

Quan tâm nhiều

©2015 Halo Education. All Right Reserved. Designed and Developed by Du học HALO