7 nguyên tắc vàng để giỏi ngoại ngữ

by HALO Education
7 nguyên tắc vàng để gi ngoại ngữ
  • Bạn thấy khó khăn khi học 01 ngoại ngữ?
  • Dù rất chăm chỉ, nhưng bạn vẫn không thể nhớ hết các từ vựng?
  • Bạn thấy đau đầu và mệt mỏi với các cấu trúc ngữ pháp phức tạp?
  • Bạn không thể nghe, hoặc nói ngoại ngữ một cách trôi chảy?
  • Bạn học ngoại ngữ đã nhiều năm, nhưng vẫn thấy như mới chỉ bắt đầu?
  • Tất cả là do phương pháp học và được dạy của bạn chưa đúng.

Bạn hãy cùng HALO Education trải nghiệm các nguyên tắc vàng sau đây, để thấy Học ngoại ngữ thực ra đơn giản hơn bạn nghĩ:

NGUYÊN TẮC 1 – Đừng học từ vựng một cách riêng lẻ:

Bạn có biết, người bản ngữ học ngôn ngữ của họ như thế nào không? Đó là, họ không học các từ vựng một cách riêng lẻ theo từng từ như cách chúng ta vẫn được học. Họ học cách nói cả Nhóm từ, bằng cách đặt từ vựng cần nhớ vào trong một ngữ cảnh, một câu cụ thể.

Ví dụ: Để học và nhớ từ ‘’Like’’, ta sẽ đặt vào một câu nhất định chẳng hạn như ‘’She likes ice-cream’’. Như vậy, khi bạn cần nhớ tới từ Like, bạn sẽ nhớ cả câu văn này, với sự hình dung rõ hơn về từ đó, đồng thời nhớ được cả cách chia của nó với chủ từ ‘’she’’, và sẽ không bị quên.

Như vậy, các bạn sẽ thấy học từ mới bằng cách ghi lại cả câu, hoặc một cụm từ chứa nó sẽ giúp bạn cảm nhận được mối tương quan giữa từ đó với các thành phần khác trong câu. Việc ghi nhớ cả câu như vậy cũng giúp bạn dễ hình dung ý nghĩa cũng như hình ảnh của từ, từ đó sẽ nhớ từ dễ và lâu hơn.

NGUYÊN TẮC 2 – Không quá chú trọng vào thuộc lòng ngữ pháp

Với bất kỳ một ngôn ngữ nào, ngữ pháp luôn là nền tảng gốc. Tuy nhiên khi giao tiếp, nếu quá chú trọng vào ngữ pháp thì sẽ khó mà nói một cách tự nhiên, trôi chảy được, do tâm lý sợ sai. Nhược điểm của người Việt Nam hiện nay là quá chú trọng vào ngữ pháp, và phương pháp giảng dạy của hầu hết các trường học cũng luôn quá cầu kỳ, chú trọng nặng vào ngữ pháp, khiến việc học một ngoại ngữ nào đó trở nên lý thuyết và khô cứng.

Cũng như cách trẻ con học nói, tại sao chúng không hề được học ngữ pháp, mà vẫn có thể nói trôi chảy và chính xác điều chúng muốn nói. Đó là vì chúng biết lắng nghe và bắt chước, rồi tự nhiên hình thành câu cú, và nói nhiều thành quen. Việc học ngoại ngữ cũng vậy, cũng không khác gì khi bạn mới bắt đầu học nói tiếng mẹ đẻ. Chỉ cần bạn chịu khó lắng nghe những đoạn hội thoại đơn giản, nghe đi nghe lại nhiều lần, và tập nói theo, dần dần bạn sẽ tự nhiên nắm bắt được các đặc tính ngữ pháp, các quy luật câu cú, mà không cần phải học thuộc lòng theo một công thức khô khan như ở trường hoặc trong sách vở đã dậy.

Hãy quên đi những công thức, và hãy nghe nói mọi lúc mọi nơi, không sợ sai, không xấu hổ, bạn sẽ thấy mình giỏi ngoại ngữ lên một cách nhanh chóng, và hết sức tự nhiên, mà không cần phải học sách vở quá nhiều.

7 nguyên tắc vàng để gi ngoại ngữ

NGUYÊN TẮC 3 – Học ngoại ngữ bằng tai, nghe chứ không phải nhìn

Với phương pháp truyền thống, chúng ta được dạy với các giáo trình khô cứng. Chúng ta thường được đọc các bài luận, học các đề mục ngữ pháp. Do vậy, kỹ năng đọc của chúng ta bao giờ cũng tốt nhất.
Thực tế, để giao tiếp tốt bất kỳ một ngoại ngữ nào, chúng ta cũng đều phải vận dụng đến đôi tai nhiều nhất.

Thường thì ngay cả người bản xứ họ cũng không thể hiểu ngữ pháp nhiều và rõ như chúng ta. Cũng như cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ, là cần nghe và bắt chước nói theo, chứ không phải là đọc theo sách, hay thuộc lòng các bài luận.

Do vậy, luôn phải nhớ kỹ nguyên tắc: Học bằng tai là chính, và cố gắng nghe thật nhiều trong ngày, không cần hiểu hết nội dung. Nghe đi nghe lại cho đến khi thấy quen thuộc, tự nhiên sẽ hiểu. Đây là cách để rèn luyện cho đôi tai của chúng ta quen dần và hấp thu một cách tự nhiên một ngôn ngữ mới.

NGUYÊN TẮC 4 – Không vội vàng học ngoại ngữ – học chậm mà chắc vẫn hơn

Học ngoại ngữ, cốt yếu là để hiểu kỹ và nhớ lâu, chứ không phải học thật nhanh. Do đó, khi đọc hay nghe một bài Anh Ngữ, hãy lặp đi lặp lại nhiều lần.

Với một bài luyện nghe, ta nghe một lần không đủ. Năm lần không đủ. Mười lần vẫn chưa chắc đủ. Ta cần phải nghe năm mươi lần, một trăm lần hoặc hơn. Chừng nào chúng ta còn chưa nắm vững được nội dung của bài đàm thoại, chưa hiểu được ý nghĩa của tự vựng trong bài, thì chừng ấy ta còn phải nghe lại.

Nguyên tắc tối quan trọng để nhanh giỏi ngoại ngữ là phải thật chăm chỉ, không ngừng nỗ lực. Hôm nay luyện, ngày mai tiếp tục luyện. Từ Thứ Hai tới Chủ Nhật, tuần này sang tuần khác. Chép bài đàm thoại vào điện thoại hay máy nghe MP3 và luyện nghe bất cứ lúc nào có thời gian.

 Do vậy, hãy nhớ nghe càng nhiều, nhớ càng lâu. Không nên vội vàng, sốt sắng để muốn nghe mà hiểu ngay, và cũng không vội nản, khi thấy nghe mãi mà vẫn không hiểu.

NGUYÊN TẮC 5 – Học ngữ pháp bằng cách nghe các câu chuyện với các thì khác nhau

Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp một cách tự động. Tốt nhất là luyện nghe một câu chuyện với tất cả các thì hiện tại, quá khứ, tương lai. Cần chú trọng nội dung theo câu chuyện, chứ không nên đặt nặng về ngữ pháp.

Ví dụ: Trong một câu chuyện có rất nhiều quãng thời gian khác nhau, chúng ta không nên suy nghĩ và nhắc nhở chính mình rằng phiên bản này dùng thì hiện tại, phiên bản nọ dùng thì quá khứ, v.v..

Chúng ta chỉ cần biết rằng ở lần này người ta nói “this year”, lần sau họ nói “last year”, lần sau nữa là “next year” và sau rốt họ nói “since last year”.

NGUYÊN TẮC 6: Chú trọng đọc, xem các giáo trình hội thoại và tài liệu thực, sống động

Bạn không cần phải quá chú trọng học thuộc các bài luận trong sách giáo khoa. Hãy quên đi những đĩa CD đi kèm mấy cuốn sách ấy. Nên tìm các cuốn sách giải trí, phù hợp với sở thích của bạn.

Ví dụ như các cuốn sách truyện, các tiểu thuyết. Người mới học nên chọn sách dành cho trẻ nhỏ; người đã có kỹ năng trung bình có thể xem sách cho thanh thiếu niên; người rành hơn có thể đọc tiểu thuyết.

Để nâng cao kỹ năng nghe nói, bạn nên xem truyền hình trực tiếp, nghe đài phát thanh , xem phim, nghe nhạc…Chọn thể loại phù hợp nhất với trình độ của mình.

Vi dụ người mới học tiếng Anh hoặc có trình độ trung bình có thể coi đài Disney; người có trình độ cao hơn thì coi đài BBC, CNN, hoặc các đài phim ảnh, thể thao, âm nhạc, các đĩa CD kiểu “Hello, how are you? I’m fine, thank you…

NGUYÊN TẮC 7 – Chịu khó lắng nghe và trả lời với các đoạn hội thoại ngắn, thay vì đọc chúng

Với phương pháp dậy truyền thống, thông thường chúng ta được học các đoạn hội thoại, sau đó sẽ đọc lại các đoạn hội thoại ấy. Giáo viên đọc, và cả lớp lặp lại. Với phương pháp này, chúng ta hoàn toàn thụ động, không phải suy nghĩ nên không thể sáng tạo.

Thay vì lặp lại những câu, những ý trong đoạn hội thoại, chúng ta nên nhờ giáo viên đặt câu hỏi, sau đó suy nghĩ trả lời theo ý hiểu của chúng ta. Nghĩa là cần phải tăng cường hội thoại trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, liên quan đến nội dung bài giảng.

Như vậy, bài học sẽ dễ dàng đi vào tâm trí, và khiến chúng ta nhớ lâu, giao tiếp tốt hơn so với cách chỉ chú trọng vào kỹ năng đọc hội thoại.


Bạn đang theo dõi bài viết:

You may also like

HALO hoạt động chính trong các lĩnh vực như tư vấn du học, tư vấn định cư, đào tạo ngoại ngữ, xin Visa, cung cấp nhân sự chất lượng cho các tổ chức essay writing trong nước và quốc tế. Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt huyết và kiến thức chuyên sâu.

Quan tâm nhiều

©2015 Halo Education. All Right Reserved. Designed and Developed by Du học HALO