Nhắc đến Nhật Bản không chỉ khiến người ta liên tưởng tới một đất nước có nền kinh tế phát triển, cuộc sống hiện đại bậc nhất thế giới, mà người ta còn phải kể đến NHỮNG LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO TẠI NHẬT BẢN của Nhật Bản. Trong đó lễ hội Nhật là một trong những nét đặc sắc nổi bật của văn hóa Nhật Bản. Cùng Halo tìm hiểu những lễ hội độc nhất vô nhị, chỉ có tại Nhật Bản bạn nhé.
NHỮNG LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO TẠI NHẬT BẢN VÀ CHỈ CÓ TẠI NHẬT BẢN
1. Lễ hội Onbashira Matsuri – Lễ hội nguy hiểm nhất Nhật Bản
Lễ hội Onbashira 7 năm mới tổ chức một lần tại Suwa, tỉnh Nagano, Nhật Bản và kéo dài hơn 1 tháng.
Trước khi lễ hội diễn ra người dân sẽ vào một khu rừng gần đó và chọn 16 cây to để làm cột cho ngôi đền ở địa phương. Sau khi đốn hạ, họ sẽ thả những thân cây xuống một sườn dốc sau đó những người đàn ông mặc lễ phục sẽ nhảy lên những thân cây đang trượt xuống.
Đây là một lễ hội hết sức nguy hiểm, rất nhiều tai nạn đã xảy ra, thậm chí có người đã bị thiệt mạng nhưng truyền thống này vẫn tiếp diễn, bới người Nhật cho rằng, cái chết bởi cây gỗ là cái chết thiêng liêng.
2. Lễ hội Nakizumou Matsuri là một trong NHỮNG LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO TẠI NHẬT BẢN
Đây là lễ hội hết sức đặc biệt của Nhật Bản, đặc biệt ngay từ cái tên – lễ hội Baby Sumo Cry. Lễ hội thường được tổ chức tại đền Sensoji, ngay giữa thủ đô Tokyo và mỗi năm có từ 50 – 100 bé tham gia dự thi, hầu hết đều là bé dưới 1 tuổi.
Lễ hội này mang đầy tính hài hước, kì lạ về cách tổ chức và ý nghĩa của nó. Trên sân khấu, hai sumo giữ chặt bé trên tay và dùng đủ mọi cách để bé khóc thật to. Họ lắc nhẹ đứa bé, làm mặt xấu dọa chúng, dùng biện pháp mạnh để làm chúng khóc to hơn. Và đứa trẻ nào khóc to hơn sẽ chiến thắng.
Người dân xứ sở anh đào tin rằng, những đứa trẻ khóc càng to thì chúng sẽ càng gặp nhiều may mắn.
3. Lễ hội Yukake Matsuri – lễ hội té nước nóng
Lễ hội diễn ra tại những thành phố có suối nước nóng ở Nhật. Lễ hội được tổ chức để cầu mong sức khỏe và những điều tốt lành.
Vào ngày diễn ra lễ hội Yukake Matsuri, tất cả nam giới không phân biệt già trẻ sẽ đóng khố và tụ tập vào sáng sớm, sau đó té nước nóng vào người nhau. Lễ hội này được tổ chức bất kể thời tiết như thế nào và thu hút được rất nhiều người đàn ông Nhật tham gia.
4. Lễ hội Hadaka Matsuri – lễ hội khỏa thân
Đây là một trong những buổi lễ hội cầu may lớn vào dịp đầu năm ở xứ xở hoa anh đào có tuổi đời lên đến hơn 500 năm và là một trong những dịp lễ kỳ lạ nhất của người Nhật.
Lễ hội diễn ra vào những ngày lạnh nhất trong năm, thường là tháng 2 và thu hút gần 10.000 nam giới tới tham dự mỗi năm. Nam giới khi tham gia lễ hội sẽ đóng khố, cởi trần và tập trung trước khung cửa sổ cao 4m nơi nhà sư sẽ tung ra hai cây cậy may mắn. Trước đó họ uống rượu sake để thanh tẩy, sau đó chạy nhảy và la hét để làm nóng người.
Theo truyền thống Nhật Bản, người nào có cơ hội bắt được cây gậy thần, bỏ vào chiếc hộp gỗ (gọi là masu) chứa đầy gạo thì sẽ được may mắn và hạnh phúc trong 12 tháng tới.
5. Lễ hội Kanamara Matsuri – lễ hội của quý
Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 4 ở Kawasaki nhằm tôn vinh sức mạnh của bộ phận sinh sản nam.
Theo tương truyền, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con quỷ răng nhọn phải lòng một cô gái xinh đẹp. Nhưng cô này không đáp lại tình cảm của nó mà quyết định kết hôn một người đàn ông khác. Con quỷ giận giữ đã chui vào bộ phận sinh dục của cô gái và dùng răng nhọn cắn đứt “của quý” của chú rể trong đêm tân hôn.
Khi cô gái tái hôn, con quỷ ghen tức tiếp tục cắn đứt của người chồng thứ hai. Thương cảm cho cô gái, dân làng bày mưu lừa con quỷ. Một người thợ rèn chế chiếc “của quý” bằng thép để cô gái đưa vào người. Con quỷ bị gãy hết răng khi cắn phải vật này nên đã phải rời khỏi cơ thể cô gái.
Đến với lễ hội, du khách có thể bắt gặp những hình ảnh dương vật trên đủ mọi loại hàng hóa, từ tranh ảnh, trang sức tới kẹo, đồ ăn…
Tâm điểm của lễ hội là lễ rước ba tượng dương vật, một tượng làm từ gỗ, một tượng làm từ sắt và một tượng điêu khắc màu hồng được khiêng bởi những người đàn ông ăn mặc như phụ nữ.
Thật là thú vị phải không? Cùng tìm hiểu nhiều hơn về Nhật Bản cùng Halo bạn nhé!